Góc Học Tập

Bài Hay

Saturday, February 5, 2011

Le Corbusier - nhà kiến trúc sư có tâm hồn



Le Corbusier, tên thật là Charles Edouard Jeanneret, sinh ngày 6.10.1887, mất ngày 27.8.1965. Khi ông qua đời, nước Pháp đã chôn cất với nghi thức quốc tang tại sân bảo tàng Louvres, với hàng quân danh dự và những bài điếu văn trang trọng.Năm 1987, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, một cuộc triển lãm lớn tại trung tâm Pompidou ở Paris đã dành cho nhà kiến trúc tài năng của thế kỷ này. Với 70 mô hình, trong đó có 15 bản gốc, khoảng hơn 1.000 bản vẽ kiến trúc, nghiên cứu, phác thảo, tượng đài, thảm tranh, thư từ tài liệu và sách báo v.v... đã ghi nhận một cuộc tìm kiếm suốt đời cho nghệ thuật và tự khẳng định là một tài năng có thực, một sự nghiệp phong phú và đa dạng.

Từ cuộc triển lãm, mọi người được hiểu rõ hơn về cuộc đời ông. Từ một cậu bé học nghề khắc chạm đồng hồ, ước mơ thành họa sĩ, cuối cùng trở thành một nhà kiến trúc lỗi lạc. Chính hội họa đã soi sáng cho sự nghiệp kiến trúc của ông. Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái lập thể từ các họa sĩ tài danh như Braque, Picasso, Juan Gris, Fernand Léger... Điều này, người ta cảm nhận được cảm quan tạo hình của ông về hình thức và sức mạnh của nó trong sáng tạo kiến trúc, như các chi tiết vòm, lò sưởi v.v... trong những công trình do ông thiết kế.
Ông không có điều kiện được học tốt nghiệp một bằng kiến trúc sư nào, nhưng ông không chịu khuất phục, mà cố gắng học hỏi và chịu ảnh hưởng lớn của các nhà kiến trúc đương thời. Ông rung cảm được trước hình khối bê tông của Perret, ngôi nhà Dom-ino (1914) đối với ông còn có câu trả lời tốt hơn cho nhu cầu kinh tế ngoài cứu cánh để ở. Theo ông, kiến trúc là phương tiện để thể hiện sự tự do sáng tạo của mình.
Vậy mà, mãi đến sau khi ông mất, người ta mới bàn cãi nhiều về việc ông làm, còn trước đó là sự im lặng kính cẩn. Những dự án đô thị, những tổ hợp nhà ở được mệnh danh là những "tổ may để ở", những tế bào hình học "nhà + vườn" hay "không khí + cây xanh + ánh sáng" v.v... do ông thiết kế đã chỉ ra cái triết lý mâu thuẫn "cái có ích chưa phải là cái đẹp"?. Chính lập luận này của ông đã xóa tan điều người ta hằng tưởng ông là tín đồ của chủ nghĩa công năng. Bây giờ thì đã rõ về ý niệm và cái lô gích của ông qua các công trình, là ông đặt những sáng tạo hình lập thể lên trên chức năng, chừng nào điều này do tính hợp lý và yêu cầu tự thân của kiến trúc đòi hỏi.
Qua những mô hình của ông, người ta thấy những vẻ đẹp, sự sắp xếp lớp lang, sự khác biệt trong tính thống nhất của nghệ thuật kiến trúc. Từ ngôi biệt thự Fallet đến biệt thự Schwob, từ biệt thự La Roche đến căn hộ chung ở Marseille, từ ngôi nhà thờ Ronchamp đến nhà tu kín Torette, từ trụ sở Liên hiệp quốc đến thành phố Chandigarh ở Ấn Độ, từ ngôi nhà Citrohan đến chiếc cabin trên tàu xuyên đại dương v.v...
Với ông, trước khi trở thành hình khối, công trình kiến trúc trước hết phải là một không gian để sống, được nhìn nhận theo công năng trong con mắt người sử dụng nó. Đây chính là sự quan tâm đến mức khắc khoải giữa nghệ thuật và nhân sinh trong cuộc đời sáng tạo kiến trúc của ông. Người ta còn nhắc lại một câu chuyện nhỏ, đời thường về ông, khi ông xây dựng khu chung cư ở Marseille. Ông hỏi ông André Wongensky - tổng công trình sư và là cộng sự với ông:
"Thế liệu những người sống ở đó có sung sướng không?" Phần thưởng dành cho ông là câu trả lời của người dân ở khu này: "Họ cảm thấy sung sướng, và sẽ luôn sống ở đó, nếu họ có dời đi nơi khác, họ luôn nhớ để quay về".
Bởi lẽ, trong việc tổ chức không gian, Le Corbusier còn có một cái gì cao hơn là một khối thực thể vật chất, đó là một tâm hồn của riêng ông dành cho Con người. Le Corbusier mãi mãi xứng đáng là một nhà kiến trúc, nhà thiết kế đô thị, một nghệ sĩ tài năng thực thụ, một tâm hồn thơ, cộng với một cảm quan sáng tạo nghệ thuật...
Một bài viết ngắn chưa thể nói đầy đủ về cuộc đời sáng tạo của ông. Khi tôi còn là sinh viên kiến trúc, các thầy của tôi gọi ông là "Bậc thầy của các thầy" mỗi khi giảng về công trình do ông sáng tác. Vào nghề, tôi có dịp được tham khảo qua sách báo, tài liệu để học hỏi nhiều hơn về tính triết lý trong nghệ thuật kiến trúc của ông theo "trường phái Le Corbusier".
Tôi viết, để mong góp phần làm rõ hơn về chân giá trị đích thực của một tài năng và ngôn ngữ triết lý từ nghệ thuật sáng tạo của kiến trúc mang lại. Theo tôi, kiến trúc là một tổ hợp hình khối không gian đầy tính nghệ thuật, nhưng trước hết kiến trúc phải phục vụ cho con người. Hoặc là con người sẽ sống đến trọn đời bên công trình, hoặc là cộng đồng dân cư sẽ chiêm ngưỡng nó hàng ngày trong cuộc sống. Do vậy kiến trúc mang tính đặc thù khoa học + nghệ thuật và xã hội. Bất kỳ sự lý giải nào về một công trình kiến trúc, một khi đã thoát ly tính khoa học của xây dựng, hoặc xa rời tính cộng đồng của xã hội đương thời thì khối vật chất kia chi có thể là một thực thể của sản phẩm tạo hình điêu khắc - chưa đạt đến sự toàn vẹn của sáng tạo kiến trúc. Nhưng nghệ thuật điêu khắc tự thân đã có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Do vậy, nếu sự vay mượn khiên cưỡng hay áp đặt loại hình kiến trúc để phản ánh ý đồ sáng tạo chủ quan bằng phương pháp điêu khắc (hay ngược lại) thì sản phẩm của nó chỉ có thể tiến về hai cực hoặc là kỳ quan tuyệt tác, hoặc là thoát ly nghệ thuật.

Một kỳ quan kiến trúc chỉ có ở những tài năng đích thực! Nhưng tài năng thường ít thấy ở những con người tự nhận mình ngang hàng với danh nhân kiệt xuất của nhân loại.
HẲNG CÓ GÌ CÓ THỂ TRUYỀN ĐẠT ĐƯỢC, NGOÀI TƯ TƯỞNG…
Tôi đã 77 tuổi và triết lý sống của tôi có thể được tóm tắt như sau: trong cuộc sống bạn phải làm việc. Có nghĩa là hành động trong sự khiêm tốn, sự chính xác và quyết đoán. Môi trường duy nhất cho sự sáng tạo nghệ thuật đó là làm việc đều đặn, khiêm tốn, tính liên tục, và lòng kiên nhẫn... Thế thì bạn hãy nhìn vào mặt nước đi... Bạn cũng hãy nhìn vào thế giới của những điều tốt mà con người đã có thể tạo ra..., bởi vì mọi sự kết thúc đều quay trở về với biển...
Tôi đã dành trọn cuộc đời mình cho những cuộc khám phá. Ðó là một sự lựa chọn. Có người thì thích lái những chiếc Cadillac hay Jaguar lộng lẫy, nhưng cũng có người luôn say mê chỉ với những công việc họ đã chọn...
Một lần nọ, có người đã tỏ lòng ngưỡng mộ tôi, đó là cách tốt nhất để họ xa lánh tôi hơn, tôi đã thú nhận rằng tôi thất bại trong mọi việc. Ðiều đó hoàn toàn đúng trong cái nghĩa là những tác phẩm của tôi không thể cụ thể hoá được. Ðiều đó cũng đúng trong cái nghĩa là mai sau, khi mà tôi ra đi vào cõi hư vô, năm tháng vẫn tiếp tục thoi đưa...
Tuổi trẻ , đó là sự làm việc đầy gian khổ, một cuộc sống không khoan nhượng nhưng thuần khiết. Chiếc lò xo cuộc sống đang giãn, đã giãn. Ðiều đó đã được khắc ghi vào tâm thức con người, trong một định mệnh ...
Tôi là một con lừa và là con lừa có một mắt. Nhưng con mắt của con lừa này có được khả năng cảm thụ . Tôi là một con lừa có được một bản năng về tỉ lệ . Tôi là, và mãi là một kẻ không phải sám hối về thị giác.
Luân thường đạo lý ư. Ðó là hãy bỏ ngoài tai mọi sự danh giá, tin tưởng vào chính bản thân mình, hành động cho lương tâm của chính mình, đó không phải là nương theo những bước chân của các anh hùng để có thể hành động và tu dưỡng.
Tất cả mọi triết lý này được phôi thai từng chút, từng chút, được hình thành và tái diễn trong trí óc theo dòng đời đầy tính trốn chạy như là một sự cám dỗ, và người ta sẽ có thể ngộ được nó theo nghĩa đúng đắn nhất một cách hoàn toàn vô thức.
-Le Cobusier-
Luận văn HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KIẾN TRÚC và công trình biệt thự Savoye_ Lecorbusier (Vers une architecture et villa Savoye) So sánh từ lý luận đến thực tiễn-kTS Lester Korzilius
1-Giới thiệu
Bài viết này chủ yếu viết về công việc nghiên cứu của kiến trúc sư Le corbusier trên hai lĩnh vực lý luận và sáng tác , thể hiện qua tác phẩm Vers une Architecture và công trình biệt thự Savoye. Cuốn "Hướng tới một nền kiến trúc " được xuất bản vào năm 1923. Để giữ nguyên ý nghĩa và lập trường của Le cor , tôi xin được giữ nguyên tiêu đề của luận án( không dịch )"Vers une Architecture". Villa Savoye là biệt thự riêng tại vùng Poissy-France. Được bắt đầu thiết kế vào năm 1928 và liên tục thay đổi thiết kế 5 lần. Khởi công vào năm 1929 và đi vào hoàn thiện năm 1931.
Mục đích của việc nghiên cứu được chia thnàh hai phần. Bước đầu tiên, là phép so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn . Qua tác phẩm, tôi muốn hiểu rõ thêm le corbusier đã ứng dụng từ lý thuyết của ông vào trong thực tế như thế nào? hệ tư tưởng của ông được đặt lên trên tất cả những yếu tố chịu ảnh hưởng trong khi thiết kế? Có thật sự những giải pháp của ông giải quyết được những điều mà chủ nhà cần? tính kinh tế...etc. Tương tự như vậy, kinh nghiệm xây dựng công trình có giúp gì được cho ông trong việc xây dựng lý thuyết của mình?
Định hướng của việc nghien cứu giúp ta có thê dễ dàng nắm bắt được hơn những gì mà Le cor đã dày công nghiên cứu. Phần tiếp theo như là một kiểm chứng cho những phần chính yếu của lý thuyểt và khả năng áp dụng vào lĩnh vực kiến trúc.

Chú thích
Quạt gió
propylea
mặt cắt villa Savoye
Biệt thự Savoye
2-Cơ sở lý luận
Luận văn của lecorbusier phản ánh nhiều khía cạnh và được giải thích thật đơn giản. Điều cơ bản hướng tới trong lý luận của luận văn là : « kiến trúc có liên hệ mật thiết với trật tự thế giới ». Theo lecor trong « Hướng tới một nền kiến trúc » :
.. « Kiến trúc là một nền nghệ thuật, chứa đựng những cảm xúc kì lạ, nằm ngoài câu hỏi về lĩnh vực ngành xây dựng . Chúng ta có thể hiểu xây dựng là « tĩnh », còn kiến trúc là « động ». Cảm xúc kiến trúc chỉ tồn tại thực sự chúng hội tụ và hòa nhịp điệu cùng vạn vật , đó là quy luật tự nhiên mà chúng ta tuân theo, chấp nhận và tôn trọng. Khi đạt được sự hài hòa , đó là công việc đòi hỏi chúng ta cần nắm được. Kiến trúc là « mẹ đẻ của sự hài hòa », đó là « sự sáng tạo thuần túy của tinh thần »Chính quan điểm này, là nguồn gốc của kiến trúc Hy lạp, Vitruvius, và Phục Hưng. Rudolph Wittkower đã làm theo Alberti : Alberti đã dứt khoát cho rằng ngôn ngữ một nhà thờ lý tưởng … là vẻ đẹp có thể vượt trội sự tưởng tượng. Chính vẻ đẹp đến kinh ngạc này đã đánh thức cảm xúc siêu phàm và lòng mộ đạo của con người. Nó đã gột rửa tội lỗi , làm nên sự ngây thơ, và trên hêt thể hiện lòng bao dung của Chúa. Vậy điều gì đã làm nên hiệu quả của vẻ đẹp đáng kinh ngạc đó ? theo Alberti, nàh toán học nổi tiếng, dựa theo Vitruvius, phat bieu, yếu tố vẻ đẹp đó cốt ở sự hài hòa, thống nhất trong tỷ lệ trong mọi phần, chi tiết của công trình , cũng như mọi chi tiet phải được thiết kế tuyệt đối trong việc xác định rõ kích thước và hình thức, và bất cứ việc thêm vào hay bớt đi chi tiết đều có thể phá vỡ tính hài hòa, thống nhất của công trình. »
Nói về cái đẹp, le corbussier cho rằng chúng ta cảm nhận được sự hài hòa thống nhất bởi vì « chúng đánh thức tân sâu tâm thức, vào tình cảm chúng ta như một tiếng vang trong tiềm thức… được ngân lên.Và tuyệt đối không thể đánh lừa được xúc cảm đó ".Peter Carl cũng dựa theo triết lý này của lecor mà quan niệm, toán học là : »Chìa khóa của một hệ thống lớn. Với những cánh cửa( mở ra thế giới toán học) kì diệu. Vượt qua cánh cửa , con người không có được năng lực siêu nhiên, nhưng chính nó là mối liên hệ với vũ trụ. »
Một quan niệm khác trong triết lý của Le cor về kiến trúc đương đại. Mỗi thời đại có thể tạo ra một xu hướng kiến trúc riêng của thời đại đó, với niềm tin tưởng hiện hữu, hướng tới những điều tốt đẹp nhất. « Nếu không vươn lên sẽ mất hết » .Cuốn Hướng tới một nền kiến trúc chứa đựng rất nhiều hình ảnh về máy bay, ô tô, và những con tàu xuyên đại dương, mô tả cho sự hướng tới công nghệ hiện đại cuả con người. Mặt khác, ông cho rằng, việc mang lại tính đột phá trong thời kì này là cần thiết,…và khởi điểm bắt đầu từ số không. Lecorbusier có những cái nhìn khac nhau về mối liên hệ với quá khứ. Điều rõ ràng nhất, được viết đầu tiên, đó là niềm tin tưởng tuyệt đối. Hơn nữa , Lecor cũng vẽ rất nhiều những hình thức kiến trúc từ phương đông. Ông đã lấy những ví dụ về Greece, Rome, và những thời kì khác để mở rộng những lý lẽ khác nhau của mình.

Chu thich
porta pia
mat bang bthu villa savoye
mat dung huong bac
mat dugn huong nam
mat dugn huong dong
vitruvian
tau bien