Góc Học Tập

Bài Hay

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Friday, February 25, 2011

Tuesday, February 22, 2011

Surry Hills Library by FJMT










Wednesday, February 9, 2011

KTS cười: “Chỉ cần một tháp canh?”



Leonid Brejnev thăm chính thức Pháp. Người ta đưa ông thăm quan Paris.
Ông được đưa đến Điện Élysée, nhưng cũng như mọi khi, mặt ông vẫn lạnh như tiền. Rồi người ta đưa ông đến viện bảo tàng Louvre, nhưng vẫn không ai thấy phản ứng gì. Rồi người ta đưa ông tới Khải hoàn môn, nhưng vẫn không thấy một tí biểu hiện nào trên nét mặt hết.
Cuối cùng, đoàn xe đến tháp Eiffel.
Brejnev vô cùng kinh ngạc.
Ông ta quay sang những người dẫn đường Pháp và hỏi: “Này, ở Paris có đến 9 triệu người… Các vị chỉ cần một tháp canh thôi ư?”
 Lâm Hồng Thắng

Saturday, February 5, 2011

Kiến trúc sư Santiago Calatrava

Kiến trúc sư Santiago Calatrava sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Thời gian đầu, ông chủ yếu hành nghề ở Thuỵ Sỹ và Tây Ban Nha, giờ đây, ông có công trình trên hầu hết các nước châu Âu và Mỹ La tinh.
Mỗi tác phẩm kiến trúc của ông được tạo hình như một tác phẩm điêu khắc hiện đại. Chất thơ của tạo hình kiến trúc cô đọng trong biểu hiện và ngôn ngữ điêu khắc, và, tất nhiên dựa trên tính hợp lý của kết cấu, sự tận dụng ánh sáng, sử dụng vật liệu. Cả không gian kiến trúc và vật liệu ông sử dụng đều tạo nên hiệu ứng động ảo và ông được biết đến như một bậc thầy của “Chủ nghĩa biểu hiện duy lí”. Với sự thiết kế tạo hình nhiều kết cấu mới đầy ma thuật, ông đã đem đến cho nhân loại nhiều công trình kiến trúc nỗi tiếng khắp thế giới. Sau đây xin giới thiệu một số công trình kiến trúc nỗi tiếng của ông.
1. Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas (1989-1994)

Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas nằm ở phía Bắc, cách thành phố Lyon 30km, là tuyến đường sắt nối mạng toàn châu Âu và sân bay Lyon. Nhà ga hành khách rộng 5.600m2, gồm hai phần chính: phòng đợi và mái che 6 tuyến đường sắt dài 500m.

Ý tưởng này bắt nguồn từ hình ảnh một cánh chim khổng lồ, sải cánh 120m, rộng 100m, cao 40m. Hình thức kết cấu và vật liệu thép kính hiện đại, thể hiện chất sinh học kiến trúc, ngôn ngữ hình tượng lung linh và công trình kỳ vĩ. Ông dùng hai thuật trình diễn hiện đại, bộ khung xương kết cấu cho phần lưng và cánh chim trùng với những nét mang ý nghĩa của hình tượng; và thuật biến điệu của hình ảnh thị giác tạo nên hiệu quả động ảo thể hiện sự liên hệ với thiên nhiên.


2. Nhà hoà nhạc Tenerife (đảo Canary, Tây Ban Nha) (1991-2003)

Nhà hát gồm 2 thính phòng: thính phòng giao hưởng với 1600 chỗ và thính phòng nhạc nhẹ gồm 428 chỗ. Phòng đợi chính có diện tích 1.170m2 với ba lối tiếp cận chính từ thành phố, trên núi và ngoài biển. Ngoại cảnh nhà hát còn có một quảng trường rộng 15.570m2, một công viên hải dương.

Người ta ví nhà hát này là con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương, là những cánh buồm đang chuẩn bị ra khơi, là chiếc lá huyền thoại trong cổ tích xa xưa… Mỗi cảm nhận đều nói lên sự tinh tế và mê hoặc trong sáng tác của ông. Với các khối cong bêtông uốn quyện nhau, tiếp nối nhau trong các quỹ đạo phát triển, để lại trong cảnh quan những biến điệu tạo hình mới lạ, các mặt cong nội thất được giải phóng bằng một hệ thống phản âm dạng gấp nếp. Phần trên các gấp nếp là hệ các mặt tam giác trổ đều các băng ánh sáng. Tất cả chụm lại trên đỉnh và ánh sáng ùa vào nội thất, bùng ra như pháo hoa.

3. Nhà ga hàng không Oriente, Lisbon, Bồ Đào Nha (1993-1998)

Là một phần trong dự án phát triển cho hội trợ thương mại Expo năm 1998 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, nhà ga hàng không Oriente nằm cách thủ đô cổ kính của Bồ Đào Nha khoảng 5km, bên bờ sông Tagus. Điểm nổi bật của công trình này chính là tạo hình của kết cấu sắt thép. Diện tích mà “các cây sắt thép trên đồi” che phủ là 78x238m. Nhà ga là điểm hội tụ của các tuyến giao thông toả đi trong thành phố.



4. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wiscosin, Mỹ (1996-2002)

Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee có ba yếu tố chính: nhà trưng bày, cầu đi bộ nối vào bảo tàng với trung tâm Milwaukee và tấm mành che nắng di động. Cái làm cho công trình trở nên bất hủ chính là tấm mành che nắng di động. Nếu như ở các công trình trước, cái động chỉ là động ảo thì ở đây, cánh buồm hay mành che nắng với 72 thanh chắn dài từ 8-31m chuyển động thật nhờ hệ thống 22 xilanh thuỷ lực đẩy lên hay khép xuống. Bộ vây này nặng 110 tấn. Chính vẻ tạo hình của cái mành động này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, nâng vốn từ 35 triệu USD lên thành 75 triệu USD. Công trình đã lôi kéo 32.000 người vào bảo tàng nhân ngày khai trương 14/10/2002.



5. Kiến trúc cầu

Cầu Alamillo trên đường cao tốc La Cartuja, Sevilla, Tây Ban Nha (1987-1992)

Chiếc cầu như cây đàn hạc bắc qua sông Guadalquivir dài 250m, khẩu độ lớn nhất 200m.Trụ đỡ dây treo nghiêng 580 với mặt phẳng ngang. Cả đoạn cầu dẫn dài 526m. Trụ đỡ một bên làm cho bản cầu như bay, vươn xa. Tiếng gió luồn qua các dây treo thẳng căng đều, đôi lúc nghe như tiếng hạc cầm tấu trong thinh không.


Cầu đi bộ Campo Volantin, Bilbao, Tây Ban Nha (1994-1997)

Cầu dài 75m, độ cao của cung 15m, nối hai bờ sông Bilbao. Dạng cầu hình parabol, kết cấu treo bằng bêtông cốt thép và dây căng. Sông Bilbao chảy trong thành phố nên khoảng cầu dẫn hầu như không có. Calatrava đã đẩy nghiêng cung treo và uốn cong bản cầu để tăng độ thông thuỷ cho cầu. Các đường cong của cung treo và bản cầu xoắn theo hai chiều ngược nhau tạo nên các chuyển động ảo khi nối các thanh treo. Kết cấu treo và kết cấu khung xương của bản cầu tạo hiệu quả thẩm mỹ tinh và lạ. Bêtông cốt thép làm cho cầu vươn dài hơn, thép làm cho cầu nhẹ hơn và hình thức biểu hiện cầu của Calatrava làm cho cầu có dáng vẻ lạ và bắt mắt hơn.


Cầu Alameda và ga tầu điện ngầm, Valencia, Tây Ban Nha (1991-1995)

Nối hai bờ sông Turia là cầu Alameda và ga tàu điện ngầm. Cầu Alameda có khung hình kết cấu treo điển hình của Calatrava: cung treo nghiêng và dây treo. Tuy nhiên, phần treo của Alameda là các bản thép nên cầu đơn giản và gọn như các gân trong một chiếc lá. Cầu có khẩu độ 130m, dài 584m. Cầu của Calatrava nhẹ và thanh thoát như tấm lụa vắt qua sông. Ga ngầm dài 63m, đoạn xuyên sông dài 26m. Hai bản cánh rộng 4m và bản giữa rộng 7,5m. Toàn bộ cầu và ga ngầm là một kết cấu liền khối, người đi bộ cũng có thể đi trên mái ga. Kết cấu khung xương của mái ga ngầm nhắc lại các nhịp thường gặp trong kiến trúc của ông.

Le Corbusier - nhà kiến trúc sư có tâm hồn



Le Corbusier, tên thật là Charles Edouard Jeanneret, sinh ngày 6.10.1887, mất ngày 27.8.1965. Khi ông qua đời, nước Pháp đã chôn cất với nghi thức quốc tang tại sân bảo tàng Louvres, với hàng quân danh dự và những bài điếu văn trang trọng.Năm 1987, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, một cuộc triển lãm lớn tại trung tâm Pompidou ở Paris đã dành cho nhà kiến trúc tài năng của thế kỷ này. Với 70 mô hình, trong đó có 15 bản gốc, khoảng hơn 1.000 bản vẽ kiến trúc, nghiên cứu, phác thảo, tượng đài, thảm tranh, thư từ tài liệu và sách báo v.v... đã ghi nhận một cuộc tìm kiếm suốt đời cho nghệ thuật và tự khẳng định là một tài năng có thực, một sự nghiệp phong phú và đa dạng.

Từ cuộc triển lãm, mọi người được hiểu rõ hơn về cuộc đời ông. Từ một cậu bé học nghề khắc chạm đồng hồ, ước mơ thành họa sĩ, cuối cùng trở thành một nhà kiến trúc lỗi lạc. Chính hội họa đã soi sáng cho sự nghiệp kiến trúc của ông. Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái lập thể từ các họa sĩ tài danh như Braque, Picasso, Juan Gris, Fernand Léger... Điều này, người ta cảm nhận được cảm quan tạo hình của ông về hình thức và sức mạnh của nó trong sáng tạo kiến trúc, như các chi tiết vòm, lò sưởi v.v... trong những công trình do ông thiết kế.
Ông không có điều kiện được học tốt nghiệp một bằng kiến trúc sư nào, nhưng ông không chịu khuất phục, mà cố gắng học hỏi và chịu ảnh hưởng lớn của các nhà kiến trúc đương thời. Ông rung cảm được trước hình khối bê tông của Perret, ngôi nhà Dom-ino (1914) đối với ông còn có câu trả lời tốt hơn cho nhu cầu kinh tế ngoài cứu cánh để ở. Theo ông, kiến trúc là phương tiện để thể hiện sự tự do sáng tạo của mình.
Vậy mà, mãi đến sau khi ông mất, người ta mới bàn cãi nhiều về việc ông làm, còn trước đó là sự im lặng kính cẩn. Những dự án đô thị, những tổ hợp nhà ở được mệnh danh là những "tổ may để ở", những tế bào hình học "nhà + vườn" hay "không khí + cây xanh + ánh sáng" v.v... do ông thiết kế đã chỉ ra cái triết lý mâu thuẫn "cái có ích chưa phải là cái đẹp"?. Chính lập luận này của ông đã xóa tan điều người ta hằng tưởng ông là tín đồ của chủ nghĩa công năng. Bây giờ thì đã rõ về ý niệm và cái lô gích của ông qua các công trình, là ông đặt những sáng tạo hình lập thể lên trên chức năng, chừng nào điều này do tính hợp lý và yêu cầu tự thân của kiến trúc đòi hỏi.
Qua những mô hình của ông, người ta thấy những vẻ đẹp, sự sắp xếp lớp lang, sự khác biệt trong tính thống nhất của nghệ thuật kiến trúc. Từ ngôi biệt thự Fallet đến biệt thự Schwob, từ biệt thự La Roche đến căn hộ chung ở Marseille, từ ngôi nhà thờ Ronchamp đến nhà tu kín Torette, từ trụ sở Liên hiệp quốc đến thành phố Chandigarh ở Ấn Độ, từ ngôi nhà Citrohan đến chiếc cabin trên tàu xuyên đại dương v.v...
Với ông, trước khi trở thành hình khối, công trình kiến trúc trước hết phải là một không gian để sống, được nhìn nhận theo công năng trong con mắt người sử dụng nó. Đây chính là sự quan tâm đến mức khắc khoải giữa nghệ thuật và nhân sinh trong cuộc đời sáng tạo kiến trúc của ông. Người ta còn nhắc lại một câu chuyện nhỏ, đời thường về ông, khi ông xây dựng khu chung cư ở Marseille. Ông hỏi ông André Wongensky - tổng công trình sư và là cộng sự với ông:
"Thế liệu những người sống ở đó có sung sướng không?" Phần thưởng dành cho ông là câu trả lời của người dân ở khu này: "Họ cảm thấy sung sướng, và sẽ luôn sống ở đó, nếu họ có dời đi nơi khác, họ luôn nhớ để quay về".
Bởi lẽ, trong việc tổ chức không gian, Le Corbusier còn có một cái gì cao hơn là một khối thực thể vật chất, đó là một tâm hồn của riêng ông dành cho Con người. Le Corbusier mãi mãi xứng đáng là một nhà kiến trúc, nhà thiết kế đô thị, một nghệ sĩ tài năng thực thụ, một tâm hồn thơ, cộng với một cảm quan sáng tạo nghệ thuật...
Một bài viết ngắn chưa thể nói đầy đủ về cuộc đời sáng tạo của ông. Khi tôi còn là sinh viên kiến trúc, các thầy của tôi gọi ông là "Bậc thầy của các thầy" mỗi khi giảng về công trình do ông sáng tác. Vào nghề, tôi có dịp được tham khảo qua sách báo, tài liệu để học hỏi nhiều hơn về tính triết lý trong nghệ thuật kiến trúc của ông theo "trường phái Le Corbusier".
Tôi viết, để mong góp phần làm rõ hơn về chân giá trị đích thực của một tài năng và ngôn ngữ triết lý từ nghệ thuật sáng tạo của kiến trúc mang lại. Theo tôi, kiến trúc là một tổ hợp hình khối không gian đầy tính nghệ thuật, nhưng trước hết kiến trúc phải phục vụ cho con người. Hoặc là con người sẽ sống đến trọn đời bên công trình, hoặc là cộng đồng dân cư sẽ chiêm ngưỡng nó hàng ngày trong cuộc sống. Do vậy kiến trúc mang tính đặc thù khoa học + nghệ thuật và xã hội. Bất kỳ sự lý giải nào về một công trình kiến trúc, một khi đã thoát ly tính khoa học của xây dựng, hoặc xa rời tính cộng đồng của xã hội đương thời thì khối vật chất kia chi có thể là một thực thể của sản phẩm tạo hình điêu khắc - chưa đạt đến sự toàn vẹn của sáng tạo kiến trúc. Nhưng nghệ thuật điêu khắc tự thân đã có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Do vậy, nếu sự vay mượn khiên cưỡng hay áp đặt loại hình kiến trúc để phản ánh ý đồ sáng tạo chủ quan bằng phương pháp điêu khắc (hay ngược lại) thì sản phẩm của nó chỉ có thể tiến về hai cực hoặc là kỳ quan tuyệt tác, hoặc là thoát ly nghệ thuật.

Một kỳ quan kiến trúc chỉ có ở những tài năng đích thực! Nhưng tài năng thường ít thấy ở những con người tự nhận mình ngang hàng với danh nhân kiệt xuất của nhân loại.
HẲNG CÓ GÌ CÓ THỂ TRUYỀN ĐẠT ĐƯỢC, NGOÀI TƯ TƯỞNG…
Tôi đã 77 tuổi và triết lý sống của tôi có thể được tóm tắt như sau: trong cuộc sống bạn phải làm việc. Có nghĩa là hành động trong sự khiêm tốn, sự chính xác và quyết đoán. Môi trường duy nhất cho sự sáng tạo nghệ thuật đó là làm việc đều đặn, khiêm tốn, tính liên tục, và lòng kiên nhẫn... Thế thì bạn hãy nhìn vào mặt nước đi... Bạn cũng hãy nhìn vào thế giới của những điều tốt mà con người đã có thể tạo ra..., bởi vì mọi sự kết thúc đều quay trở về với biển...
Tôi đã dành trọn cuộc đời mình cho những cuộc khám phá. Ðó là một sự lựa chọn. Có người thì thích lái những chiếc Cadillac hay Jaguar lộng lẫy, nhưng cũng có người luôn say mê chỉ với những công việc họ đã chọn...
Một lần nọ, có người đã tỏ lòng ngưỡng mộ tôi, đó là cách tốt nhất để họ xa lánh tôi hơn, tôi đã thú nhận rằng tôi thất bại trong mọi việc. Ðiều đó hoàn toàn đúng trong cái nghĩa là những tác phẩm của tôi không thể cụ thể hoá được. Ðiều đó cũng đúng trong cái nghĩa là mai sau, khi mà tôi ra đi vào cõi hư vô, năm tháng vẫn tiếp tục thoi đưa...
Tuổi trẻ , đó là sự làm việc đầy gian khổ, một cuộc sống không khoan nhượng nhưng thuần khiết. Chiếc lò xo cuộc sống đang giãn, đã giãn. Ðiều đó đã được khắc ghi vào tâm thức con người, trong một định mệnh ...
Tôi là một con lừa và là con lừa có một mắt. Nhưng con mắt của con lừa này có được khả năng cảm thụ . Tôi là một con lừa có được một bản năng về tỉ lệ . Tôi là, và mãi là một kẻ không phải sám hối về thị giác.
Luân thường đạo lý ư. Ðó là hãy bỏ ngoài tai mọi sự danh giá, tin tưởng vào chính bản thân mình, hành động cho lương tâm của chính mình, đó không phải là nương theo những bước chân của các anh hùng để có thể hành động và tu dưỡng.
Tất cả mọi triết lý này được phôi thai từng chút, từng chút, được hình thành và tái diễn trong trí óc theo dòng đời đầy tính trốn chạy như là một sự cám dỗ, và người ta sẽ có thể ngộ được nó theo nghĩa đúng đắn nhất một cách hoàn toàn vô thức.
-Le Cobusier-
Luận văn HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KIẾN TRÚC và công trình biệt thự Savoye_ Lecorbusier (Vers une architecture et villa Savoye) So sánh từ lý luận đến thực tiễn-kTS Lester Korzilius
1-Giới thiệu
Bài viết này chủ yếu viết về công việc nghiên cứu của kiến trúc sư Le corbusier trên hai lĩnh vực lý luận và sáng tác , thể hiện qua tác phẩm Vers une Architecture và công trình biệt thự Savoye. Cuốn "Hướng tới một nền kiến trúc " được xuất bản vào năm 1923. Để giữ nguyên ý nghĩa và lập trường của Le cor , tôi xin được giữ nguyên tiêu đề của luận án( không dịch )"Vers une Architecture". Villa Savoye là biệt thự riêng tại vùng Poissy-France. Được bắt đầu thiết kế vào năm 1928 và liên tục thay đổi thiết kế 5 lần. Khởi công vào năm 1929 và đi vào hoàn thiện năm 1931.
Mục đích của việc nghiên cứu được chia thnàh hai phần. Bước đầu tiên, là phép so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn . Qua tác phẩm, tôi muốn hiểu rõ thêm le corbusier đã ứng dụng từ lý thuyết của ông vào trong thực tế như thế nào? hệ tư tưởng của ông được đặt lên trên tất cả những yếu tố chịu ảnh hưởng trong khi thiết kế? Có thật sự những giải pháp của ông giải quyết được những điều mà chủ nhà cần? tính kinh tế...etc. Tương tự như vậy, kinh nghiệm xây dựng công trình có giúp gì được cho ông trong việc xây dựng lý thuyết của mình?
Định hướng của việc nghien cứu giúp ta có thê dễ dàng nắm bắt được hơn những gì mà Le cor đã dày công nghiên cứu. Phần tiếp theo như là một kiểm chứng cho những phần chính yếu của lý thuyểt và khả năng áp dụng vào lĩnh vực kiến trúc.

Chú thích
Quạt gió
propylea
mặt cắt villa Savoye
Biệt thự Savoye
2-Cơ sở lý luận
Luận văn của lecorbusier phản ánh nhiều khía cạnh và được giải thích thật đơn giản. Điều cơ bản hướng tới trong lý luận của luận văn là : « kiến trúc có liên hệ mật thiết với trật tự thế giới ». Theo lecor trong « Hướng tới một nền kiến trúc » :
.. « Kiến trúc là một nền nghệ thuật, chứa đựng những cảm xúc kì lạ, nằm ngoài câu hỏi về lĩnh vực ngành xây dựng . Chúng ta có thể hiểu xây dựng là « tĩnh », còn kiến trúc là « động ». Cảm xúc kiến trúc chỉ tồn tại thực sự chúng hội tụ và hòa nhịp điệu cùng vạn vật , đó là quy luật tự nhiên mà chúng ta tuân theo, chấp nhận và tôn trọng. Khi đạt được sự hài hòa , đó là công việc đòi hỏi chúng ta cần nắm được. Kiến trúc là « mẹ đẻ của sự hài hòa », đó là « sự sáng tạo thuần túy của tinh thần »Chính quan điểm này, là nguồn gốc của kiến trúc Hy lạp, Vitruvius, và Phục Hưng. Rudolph Wittkower đã làm theo Alberti : Alberti đã dứt khoát cho rằng ngôn ngữ một nhà thờ lý tưởng … là vẻ đẹp có thể vượt trội sự tưởng tượng. Chính vẻ đẹp đến kinh ngạc này đã đánh thức cảm xúc siêu phàm và lòng mộ đạo của con người. Nó đã gột rửa tội lỗi , làm nên sự ngây thơ, và trên hêt thể hiện lòng bao dung của Chúa. Vậy điều gì đã làm nên hiệu quả của vẻ đẹp đáng kinh ngạc đó ? theo Alberti, nàh toán học nổi tiếng, dựa theo Vitruvius, phat bieu, yếu tố vẻ đẹp đó cốt ở sự hài hòa, thống nhất trong tỷ lệ trong mọi phần, chi tiết của công trình , cũng như mọi chi tiet phải được thiết kế tuyệt đối trong việc xác định rõ kích thước và hình thức, và bất cứ việc thêm vào hay bớt đi chi tiết đều có thể phá vỡ tính hài hòa, thống nhất của công trình. »
Nói về cái đẹp, le corbussier cho rằng chúng ta cảm nhận được sự hài hòa thống nhất bởi vì « chúng đánh thức tân sâu tâm thức, vào tình cảm chúng ta như một tiếng vang trong tiềm thức… được ngân lên.Và tuyệt đối không thể đánh lừa được xúc cảm đó ".Peter Carl cũng dựa theo triết lý này của lecor mà quan niệm, toán học là : »Chìa khóa của một hệ thống lớn. Với những cánh cửa( mở ra thế giới toán học) kì diệu. Vượt qua cánh cửa , con người không có được năng lực siêu nhiên, nhưng chính nó là mối liên hệ với vũ trụ. »
Một quan niệm khác trong triết lý của Le cor về kiến trúc đương đại. Mỗi thời đại có thể tạo ra một xu hướng kiến trúc riêng của thời đại đó, với niềm tin tưởng hiện hữu, hướng tới những điều tốt đẹp nhất. « Nếu không vươn lên sẽ mất hết » .Cuốn Hướng tới một nền kiến trúc chứa đựng rất nhiều hình ảnh về máy bay, ô tô, và những con tàu xuyên đại dương, mô tả cho sự hướng tới công nghệ hiện đại cuả con người. Mặt khác, ông cho rằng, việc mang lại tính đột phá trong thời kì này là cần thiết,…và khởi điểm bắt đầu từ số không. Lecorbusier có những cái nhìn khac nhau về mối liên hệ với quá khứ. Điều rõ ràng nhất, được viết đầu tiên, đó là niềm tin tưởng tuyệt đối. Hơn nữa , Lecor cũng vẽ rất nhiều những hình thức kiến trúc từ phương đông. Ông đã lấy những ví dụ về Greece, Rome, và những thời kì khác để mở rộng những lý lẽ khác nhau của mình.

Chu thich
porta pia
mat bang bthu villa savoye
mat dung huong bac
mat dugn huong nam
mat dugn huong dong
vitruvian
tau bien

Friday, February 4, 2011

Kiến Trúc Sư Frank Lloyd Wright

Kiến Trúc Sư Frank Lloyd Wright

Frank Lloyd Wright
Viện nghiên cứu kiến trúc Hoa kỳ trong một cuộc khảo sát gần đây, đã công nhận Frank Lloyd Wright được coi là biểu tượngcủa nền kiến trúc Hoa Kỳ trong nửa đầu thế kỷ 20. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn để tìm hiểu thêm về các di sản của Frank Lloyd Wright.
Frank Lloyd Wright (1867-1959) là một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Phong cách kiến trúc của ông thể hiện rõ nhất qua kiến trúc của Viện bảo tàng Guggenheim ở New York . Phong cách của ông được xác định một phong cách kiến trúc mang lại nhiều cảm xúc và sự nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Một trong những người sáng lập của kiến trúc hiện đại ở Bắc Mỹ, Frank Lloyd Wright chú trọng vào việc sử dụng các công nghệ mới, nguyên vật liệu và kỹ thuật để tạo nên công trình, đây là hình mẫu cơ bản của các công trình xây dựng trong thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời ông đã thiết kế trên 1000 đồ án trong đó có 400 đồ án đã được đưa vào xây dựng.

Wright phát triển một ngôn ngữ kiến trúc mà không dựa trên kiến trúc truyền thống của Âu Châu, đó là kiến trúc mang phong cách Hoa Kỳ. Các công trình của ông luôn có sự hoà nhập với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Đó chính là sự khác biệt giữa ông với các kiến trúc sư hiện đại cùng thời, chẳng hạn như Le Corbusier và Mies van der Rohe.
Sinh năm 1867, Wright là con của William Russell Cary Wright, một giáo viên âm nhạc, và Anna Lloyd Jones Wright. Cha ông đã cung cấp một tình yêu âm nhạc, nhưng mẹ ông đã khuyến khích ông trở thành một kiến trúc sư. Bà đã mua cho ông một bộ đồ chơi vào năm 1876, gồm một bộ giấy màu, thước toạ độ và một bộ đồ gỗ viên gạch. Sau đó Wright đã viết "những khối gỗ đã chảy trong máu của ông cho đên ngày nay. Sự vui tươi hoà đồng với thiên nhiên, sự kết hợp đơn giản nhưng hợp lý chính là cốt lõi của các công trình của ông.
Năm 18 tuổi, Wright ghi danh theo học kỹ thuật tại Đại học Wisconsin, Madison nhưng do đam mê kiến trúc, ông đã bỏ học và chuyển đến Chicago nơi ông đã làm việc và tiếp xúc với kiến trúc vững chắc của Joseph Lyman Silsbee. Ông đã sớm tiếp xúc vớí các kiến trúc sư tiến bộ tại Chicago như Adler và Sullivan.Louis Sullivan là một ảnh hưởng quan trọng,ông ta đã giao cho Wight thiết kế cho các khu dân cư, trụ sở làm việc...Ông cũng cho anh ta vay tiền để mua 1889 trong đất để xây dựng một ngôi nhà cho mình và vợ mới của mình, Catherine Lee Tobin, trong Oak Park- Chicago .Năm 1893 Wright cảm thấy việc tích kuỹ kinh nghiệm đã đủ, ông quyết định làm riêng theo cách của mình.
Trong thời gian tới 16 năm sau đó Wright phát triển phong cách kiến trúc qua một số lượng lớn các ban cho nhà tư nhân trong Chicago, đặc biệt là ở Oak Park. Đa số các khách hàng của mình đã rất hài lòng với các nhà Wright xây dựng. Các phong cách của ông đã tạo ra một kiến trúc thật sự Bắc Mỹ, Trong các công trình của mình ông cũng láy nhiều cảm hứng từ kiến trúc Châu Âu. Ông cũng đã có nhiều kiến thức về nghệ thuật và kiến trúc của Nhật Bản và các nền văn hóa của tiền Columbian.
Năm 1906 công trình Robie House của Wright tại Chicago đã được dành giải thưởng công trình mang phong cách tiêu biểu. Frederick Robie, một kỹ sư công nghiệp , muốn có một căn nhà đầy ánh sáng với quan điểm của các đường phố, nhưng lai phải riêng biêt với xung quạnh, vật liệu sử dụng là gạch, bê tông, sắt thép và kính. Nó cũng tạo ra một phong cách mới so với hình dạng của nhà truyền thống. Tất cả các thông tin chi tiết nội thất, bao gồm cả việc thiết kế đồ đạc, ánh sáng và quan trọng kính nghệ thuật - cũng đã được thiết kế bởi Wright.
Wright cũng đã đã thiết kế và xây dựng đền thờ Unity 1905, một nơi thờ cúng cho Giáo Hội trong Universalist Oak Park. Vì giáo hội, ông chấp nhận hoa hồng rất mỏng trên một ngân sách $ 45000. Dù gặp nhiều khó khăn về tài chính nhưg đền thờ 400 chỗ cho người dân vẫn được hoàn thành và tạo nên 1 không gian cầu nguyện đẹp. Để nâng cao hình ảnh nhà thờ, hai cấu trúc đã được nối với nhau bằng một lối vào khiêm tốn với trần thấp. Những mái nhà của các tòa nhà đã được hỗ trợ bởi các bức tường đổ bê tông, đục lỗ cửa sổ như là màn hình với kính cửa sổ ở trên.
Sau đây là hình ảnh một số công trình tiêu biểu của Frank Lloyd Wright.
Hình ảnh mặt trước nhà ông Coonley - Riverside, tiểu bang Illinois
Các nhà kiểu Martin, được coi là thiết kế đầu tiên của Wright dành cho người lớn làm việc, được thiết kế và xây dựng trong 1903-4 giữa 1905 và 1906.
Hình ảnh, nhìn tổng quan bên ngoài, nhìn lên Nhà trên thác- Fallingwater Ohiopyle, Pennsylvania 1934, 1938, 1948
Hình ảnh Bảo tàng Guggenheim New York. 1956 đến 1959.



Hình ảnh, Khu nhà ngoại ô Hanna Palo Alto, California
Hình ảnh công trình của công ty Xây dựng Johnson wax Racine, Wisconsin
Hình ảnh cầu Marin Civic Center- San Rafael, California
Hình ảnh khu nhà Storer ngoại ô Los Angeles, California
Hình ảnh bên ngoài di tích lịch sử Taliesin xuân xanh, Wisconsi. 1911 và 1925.
Hình ảnh bên ngoài của stonework và mái nhà bằng gỗ, công trình Taliesin Tây Scottsdale, Arizona.1937 trở đi.

Hình ảnh công tình Wingspread Wind Point với mái ngói đỏ và mái kính lấy ánh sáng, Wisconsin. 1937.
Hình ảnh nhà hội nghị Unitarian Madison, Wisconsin. 1947 đến 1951
Xem từ tây bắc Đền Unity -Oak Park, Illinois. 1906.
Hình ảnh đền thờ Unity Oak Park, Illinois
Hình ảnh đền thờ Unity Oak Park, Illinois- phía trong.
Hình ảnh khu nhà Walker Carmel, California. 1948.
Hình ảnh bên ngoài từ phía đông đông nam nhà ở Highland Park, Willits - Illinois. 1902.