Dự án "Các hòn đảo nổi của Maldives" được nhóm thiết kế FLaT thiết kế gần đây để tham gia cuộc thi công trình cao tầng eVolo Skycraper 2010. Dự án viễn tưởng mang tính giả thuyết cho tương lai này được dựa trên cảm hứng với mục đích để thử nghiệm xem những gì có thể đạt được khi không bị hạn chế về khoa học kỹ thuật cũng như các yếu tố khác. Đây là một thử nghiệm của trí tưởng tượng của nhóm FLat cho đất nước Maldives truớc sự dâng lên không ngừng của mực nước biển.
Với cao độ khoảng 1,5 m trên mực nước biển, Maldives là quốc gia thấp nhất trên trái đất, với điểm cao nhất chỉ đến khoảng 2,3 m trên mực nước biển. Đất nước này đang nằm trong tình trạng nguy hiểm khi những mực nước biển được dự đoán sẽ tăng thêm đến 59 cm vào năm 2100. Tỷ lệ này có thể sẽ gia tăng nhanh hơn nếu các thảm họa thiên nhiên được tính toán đến trong dự đoán. Thảm họa sóng thần xảy ra vào năm 2004 đã ảnh hưởng rất nhiều đến những cư dân Maldives trên các hòn đảo, với chỉ có 9 trong vô số các hòn đảo không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Còn 57 hòn đảo bị thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, 14 hòn đảo cần di tản hoàn toàn và 6 hòn đảo còn lại bị thiệt hại khá nhiều.
Bỏ qua những thiệt hại về mặt tài sản của Maldives, đất nước nổi này còn bị tổn thất một phần cho sự tự hào về nền văn hóa Maldives, cũng như là những mất mát cho lòng tin của người dân về sự tự chủ và chủ quyền quốc gia.
Các kế hoạch đã được đặt ra nhằm mua đất tại các nước khác như Ấn Độ, Sri Lanka và Úc để giữ cho sự tồn tại của đất nước này, nhưng đã làm cho người dân của Maldives trở thành những người di cư tại các hòn đảo xa lạ khác. Việc này hình thành nên ý nghĩ rằng đất nước với 400.000 dân có thể sinh sống trên các kết cấu theo phương đứng nổi trên ngay chính mặt nước của quốc gia này. Bằng cách như vậy, di sản và ký ức về đất nước Maldives có thể tiếp tục tồn tại, mặt dù thông qua một cách khác đi ít nhiều. Đồng thời, quốc gia này vẫn có thể tiếp tục được duy trì một cách bền vững thông qua ngành công nghiệp du lịch vốn rất nổi tiếng.
Các hòn đảo nổi của Maldives có thể được hình dung bao gồm một loạt các hòn đảo, nhưng được thiết kế một cách kỳ công về kỹ thuật cho chiều cao và sự nổi trên mặt nước biển của nó. Hệ thống của các tòa tháp có chiều cao lên đến 1.000m trên mực nước biển và cấu trúc bên dưới sâu đến 1.000m, mang lại diện tích không gian rộng gấp 56 lần diện tích của cả hai tòa tháp đôi Petronas.
Khi dân số gia tăng, thêm nhiều mođun có thể gắn kết vào hệ thống kết cấu chung, gia tăng chiều cao của các tòa tháp và mở rộng hệ thống kết cấu, giống như việc nới rộng mặt đất, nhưng khác là nổi trên mặt biển. "Tòa tháp ngược" cao 800m bên dưới mặt nước có tác dụng để tạo sự ổn định cho kết cấu chung, và giữ cho tòa tháp đứng thẳng trên mặt nước. Xung quanh tòa tháp là một kết cấu hình "bát" lớn có chức năng làm các "tường thành của thành phố" nhằm bảo vệ cho đất nước chống lại sự xâm hại của biển. Như vậy, các hòn đảo nổi sẽ trở thành một trong những quốc gia có chủ quyền cao nhất, vì nó có thể trôi nổi xung quanh hành tinh đến bất kỳ khu vực nào giàu có về kinh tế và dễ dàng về chính trị.
Ardor Architects - dịch theo Archdaily
Wednesday, December 15, 2010
Dự án "Các hòn đảo nổi của Maldives"
10:16 AM
Huy Tran