Góc Học Tập

Bài Hay

Friday, November 20, 2009

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY 1



MỤC ĐÍCH MÔN HỌC
Giúp sinh viên thấy rõ quá trình phát triển của nền kiến trúc thể giới trong mối quan hệ
với các tác nhân xã hội và tự nhiên, từ đó rút ra các quy luật hình thành và phát triển
của kiến trúc nói chung nhằm trang bị cho mình khả năng lý luận để có thể hướng dẫn
thực hành sáng tác cũng như phê bình kiến trúc sau này
YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Cần nhận thức rõ:
• Đặc điểm kiến trúc của từng nền kiến trúc cũng như có khả năng và phương pháp
phân biệt được kiến trúc thuộc các nền khác nhau
• Các nguyên nhân xã hội và tự nhiên đưa tới sự hình thành các đặc điểm kiến trúc nói
trên
• Khái quát hóa được quá trình tiến hóa của các loại hình kiến trúc
• Nhớ một số tác phẩm và các tác giả tiêu biểu cho từng nền kiến trúc để làm vốn lý
luận
Kiến trúc thời kỳ tiền sử
1. Hoàn cảnh xã hội, tự nhiên và các hoạt động xây dựng của con người thời
tiền sử qua các thời kỳ
• Các trạng thái xã hội: hoang dã (sauvage), man rợ, (barbarian), văn minh (civilization)
• Hoàn cảnh tự nhiên và các hoạt động xây dựng của con người: thời kỳ đồ đá cũ, thời
kỳ đồ đá mới, thời kỳ đồ đồng sắt
2. Các tác phẩm tiêu biểu
• Nhà ở, công trình tôn giáo, menhir, dolmen, cromlech
Kiến trúc Ai Cập cổ đại
1. Các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên
• Địa lý, khí hậu, địa chất, VLXS, chế độ xã hội, giai cấp, tôn giáo tín ngưỡng, kinh tế,
lịch sử và các thời kỳ kiến trúc
2. Đặc điểm kiến trúc
• Kiến tạo: hệ kết cấu, móng, tường, khung (gỗ), mái
• Nghệ thuật: phong cách, tính thống nhất và liên tục, tinh thể thức hóa các thức kiến
trúc, trang trí
3. Các loại hình kiến trúc tiêu biểu
• Lăng mộ: mastaba, pyramid (kim tự tháp), hypogee (hang mộ)
• Đền thờ: phân loại và đặc điểm chung
• Cung điện: cung tiếp tân, hành cung, cung miêu
• Nhà ở: nhà ở của thị dân, nhà ở kiểu doanh trại
• Cột kỷ niệm: cột timbi / obelisk
Kiến trúc lưỡng hà cổ đại
1. Các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên
• Địa lý, khí hậu, địa chất, VLXD, lịch sử dân cư, xã hội, tôn giáo
2. Đặc điểm kiến trúc
• Kiến tạo: móng, tường, mái
• Nghệ thuật: không gian và mặt bằng, phạm vi mặt đứng, trang trí, vị trí xây dựng
3. Các loại hình kiến trúc tiêu biểu
• Cung điện: đặc điểm chung, tác phẩm tiêu biểu (cung Sargon II, cung Esashardon và
Ashurnasipal II, vườn treo Babylon)
• Thành trì: thành Sinjerli
• Các công trình tôn giáo: Ziggurat, đền thờ Oval
• Nhà ở dân gian
Kiến trúc Ba-tư cổ đại
1. Các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên
• Địa lý, địa chất, VLXD, xã hội, lịch sử và giai đoạn kiến trúc
2. Đặc điểm kiến trúc
• Kiến trúc
• Nghệ thuật
3. Các loại hình kiến trúc tiêu biểu
• Thời kỳ Ba-tư thuần túy
- Cung điện: cung Cynus tại Parsargadae, cung tại Persepolis
- Lăng mộ: lăng Cynus, lăng Darius, điện Feruzabad, điện Sarvistan, điện Ctesiphon
Kiến trúc Hy-lạp cổ đại
1. Các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên
• Địa lý, khí hậu, xã hội, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, lịch sử và giai đoạn kiến trúc
2. Các giai đoạn kiến trúc
• Thời kỳ tiền Hy-lạp
- Giai đoạn Agea
- Giai đoạn Creta: cung vua Minos
- Giai đoạn Mycenae: thành Tyrins, cổng Sư tử, lăng Agamenon
• Thời kỳ Hy-lạp chính thống
- Giai đoạn cổ điển: đặc điểm, các loại hình kiến trúc (đền thờ, nhà hát kịch, công
trình chính trị, công trình TDTT, cung điện, nhà ở)
- Giai đoạn Hy-lạp hóa
Kiến trúc La-mã cổ đại
1. Các ảnh hưởng xã hội và tự nhiên
• Địa lý, khí hậu, địa chất, VLXD, dân cư, xã hội lịch sử và giai đoạn kiến trúc
2. Đặc điểm kiến trúc
• Thời kỳ Etruria
• Thời kỳ cộng hòa La-mã
• Thời kỳ đế quốc La-mã
• Đặc điểm chung
3. Các loại hình kiến trúc tiêu biểu
• Đền thờ: đền Maison Carree, đền Pantheon, các đền khác
• Trường đấu: trường đấu Collosseum
• Nhà hát kịch: nhà hát kịch tại Orange
• Nhà ở: nhà ở đô thị, nhà ở chung cư, nhà ở ngoại ô, nhà ở nông thôn
• Basilica: Basilica Trajan, Basilica Constantinus
• Nhà tắm: nhà tắm Caracalla, nhà tắm Diocletien
• Cầu dẫn nước: cầu Pont du Gard, cầu Agua Claudia
• Cổng chiến thắng
• Lăng mộ nghĩa trang và hầm mộ