MỤC ĐÍCH MÔN HỌC
1. Nắm được các yếu tố tác động đến sự hình thành nền kiến trúc Việt Nam
2. Nắm được quá trình phát triễn
3. Nắm được các đặc điểm kiến trúc và ảnh hưởng lẫn nhau qua các dòng tiêu biểu
4. HIểu được giá trị nghệ thuật kiến trúc, tính sáng tạo của cha ông qua bố cục, không
gian, cảnh quan kiến trúc, vật liệu, trang trí,...
5. Từ đó rút ra những bài học bổ ích vận dụng vào công việc sáng tạo kiến trúc
NỘI DUNG MÔN HỌC
Phần mở đầu
1. Đối tượng của nền kiến trúc cổ Việt Nam
• Kiến trúc cổ dân tộc Việt, kiến trúc cổ Chămpa, kiến trúc cổ Khơme
2. Phân loại nền kiến trúc cổ Việt Nam, các dòng tiêu biểu
• Kiến trúc đô thị, kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, kiến
trúc dân gian, kiến trúc vườn và công viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
• Địa lý, thiên nhiên, khí hậu
• Đặc điểm dân tộc: Việt, Chămpa, Khơme
• Xã hội và kinh tế: xã hội phong kiến và kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ
• Nền tảng tư tưởng xã hội, tôn giáo và tín ngưỡng
Kiến trúc Việt Nam từ cổ đại đến nữa đầu thế kỷ XX
1. Kiến trúc Việt Nam từ cổ đại đến thế kỷ II TCN (kiến trúc bản địa)
• Lịch sử nước Văn Lang và Âu Lạc
• Kiến trúc hang động
• Kiến trúc nhà ở
• Kiến trúc đô thị - thành Cổ Loa
2. Kiến trúc Việt Nam từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X SCN (giai đoạn ảnh hưởng
văn hóa phương Đông)
• Đặc điểm xã hội nước Âu Lạc từ thế kỷ thứ II TCN đến đầu thế kỷ
• Sự hình thành vương quốc Champa từ đầu thế kỷ đến thế kỷ X
• Nước Vạn Xuân - cho đến thế kỷ X
• Đế quốc Phù Nam - Nam bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VI
- Kiến trúc Việt
- Kiến trúc Champa đến thế kỷ X
- Kiến trúc Khơ-me Óc Eo
3. Kiến trúc Việt Nam từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XX
• Kiến trúc các quốc gia Đại Việt (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ thứ XVIII)
- Tình hình xã hội các vương triều Đinh, Ngô, Lê, Lý , Trần, Lê và Tây Sơn
- Kiến trúc đô thị
- Kiến trúc cung đình
- Kiến trúc tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo)
- Kiến trúc tín ngưỡng dân gian (đình làng, lăng mộ)
• Kiến trúc Champa từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XV
• Kiến trúc triều đại nhà Nguyễn từ đầu thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX
- Tình hình xã hội
- Kiến trúc đô thị
- Kiến trúc cung đình
- Kiến trúc tôn giáo
- Kiến trúc tín ngưỡng dân gian
4. Kiến trúc Việt Nam từ nữa sau thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (thời kỳ ảnh
hưởng văn hóa phương Tây)
• Tình hình xã hội Việt Nam cận đại
• Thời kỳ khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp trước năm 1918
• Thời kỳ khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp 1918 - 1945
• Các loại hình kiến trúc mới
- Kiến trúc công sở và dinh thự
- Kiến trúc văn hóa giáo dục và khoa học
- Kiến trúc tôn giáo (công giáo, tin lành, hồi giáo, cao đài)
- Kiến trúc công trình giao thông (ga xe lửa, bến cảng, sân bay,...)
- KIến trúc thương mại dịch vụ, đời sống (cho, nhà hàng, khách sạn)
- Kiến trúc nhà ở đô thị
- Kiến trúc công nghiệp (điện lực, cơ khí, cấp nước)
- Kiến trúc vườn hoa, công viên
• Các trào lưu kiến trúc mới
- Trào lưu kiến trúc Châu Âu
- Trào lưu kiến trúc cách tân, xu hướng bảo tồn kiến trúc dân tộc
5. Kiến trúc Việt Nam nữa cuối thế kỷ XX (kiến trúc đương đại)
• Kiến trúc thời kỳ kháng chiến chống Pháp
• Kiến trúc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975)
• Kiến trúc ở miền Nam (1954 - 1975)
• Kiến trúc sau ngày thống nhất đất nước (1975 đến nay)
6. Kiến trúc dân gian
• Tổ chức làng xóm
• Kiến trúc nhà ở người Việt 3 miền
• Thức kiến trúc Việt Nam với bộ khung gỗ
• Kiến trúc nhà ở ngưòi Chăm, Khơ-me,...
• Kiến trúc vườn và công viên
Friday, November 20, 2009
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
10:37 PM
Huy Tran