Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ, biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được , vì đường cong chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ.
Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra sự đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được.
Đường gẫy khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động.
Đường thẳng, đường cong và đường gãy khúc.
Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt.
Ai cũng biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã,… biểu lộ sự lâu dài.
Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý.
Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lâng lâng lên mãi như dễ đụng tới những tầng mây. Những cảm giác đó càng tăng cao cường độ với những đường lặp đi lặp lại và giảm bớt đi khi có những đường nghịch với nó.
Đường dọc kết hợp đường ngang
Đường gãy khúc
Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và nó gợi cảm giác do đường nghiêng của 2 cạnh tạo thành. Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm giác mang lại càng nhiều và chuyển gần đến cảm giác như đường dọc. Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cảm giác của đường ngang.
Góc cạnh
Như thế những đường nét của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu dài, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy nó có chiều hướng gần với đường dọc hay với đường ngang: hình tam giác cạnh đáy hẹp và mỏng sẽ thoáng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh đáy rộng sẽ thấy như đường ngang. Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng.
Tam giác đáy rộng và tam giác đáy hẹp
Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu.
Đường hội tụ gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận…
Đường hội tụ cho cảm giác về chiều sâu
Đường chéo gợi sự năng động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng.
Đường chéo trong công trình
Đường cong không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thân thể người phụ nữ, trong cảnh quan thiên nhiên, trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật…, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi, điều hòa khi nó mô tả đạn đạo, cầu vồng. Đường cong xoắn ốc tạo sự liên tục, phát triển, đi lên. Một hành lang cong không thấy điểm kết thúc sẽ tạo nên sự bí ẩn, kích thích tìm tòi, khám phá.
Đường cong uy nghi, điều hòa.
Những đường cong trong kiến trúc
Đường cong dùng để nối liền hoặc liên kết chặt chẽ những thành phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của tính chất này nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục sẽ không trở thành một thể thống nhất.