Góc Học Tập

Bài Hay

Wednesday, October 6, 2010

Muôn nẻo đường Kiến trúc xanh


Bạn đừng nghĩ Kiến trúc xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt. Kiến trúc xanh quan tâm đến vấn đề lớn hơn là công trình sẽ được thiết kế ra sao để: Tiêu tốn năng lượng ít nhất; Tận dụng được tối đa nguồn năng lượng thiên nhiên; Thân thiện với môi trường. Ðừng nghĩ “xanh” là hoàn toàn không cần dùng đến máy lạnh, mà là cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt” để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống

Các nước trên thế giới như: Hà Lan, Anh, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Ðài Loan là những quốc gia đi đầu, có rất nhiều quan điểm và phương pháp áp dụng kiến trúc xanh.

Singapore: Tiến sĩ Goh Chong Chia, chủ tịch Uỷ ban Tiêu chuẩn xây dựng của Quốc hội Singapore, nguyên chủ tịch Tổ chức kiến trúc sư Singapore SIA (Singapore Institute of Architects) là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực đã chia sẻ quan điểm của ông: Singapore dùng rất nhiều máy lạnh và rất nhiều người phương Tây khuyên chúng tôi đừng dùng nữa. Tôi trả lời rằng: "Khi nào anh ngừng sưởi nhà anh vào mùa đông thì tôI sẽ ngừng máy lạnh". Câu hỏi thật ra phải là: "Làm thế nào để sử dụng năng lượng chạy máy lạnh hiệu quả nhất?. Cải tiến chiếc máy lạnh. Cách nhiệt căn nhà thật tốt. Ðừng bao giờ dùng kính một lớp cho nhà vùng nhiệt đới... nếu có thể được thì tận dụng gió tự nhiên, dĩ nhiên điều này không thể được trong một cao ốc văn phòng vốn có quá nhiều người. Tôi luôn cố gắng nâng cao tính cách nhiệt của công trình. Nó rất quan trọng. Cần sử dụng cửa sổ kính đôi vì nó giúp không thất thoát hơi lạnh, giảm tiếng ồn (một loại ô nhiễm). Tất cả sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu.


ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên (đôi chỗ dùng máy bơm nhiệt, một loại thiết bị làm mát ít tốn kém hơn máy lạnh). Cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ... Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên (passive house).
Giải pháp cây xanh tạo ra vi khí hậu giúp giảm rất nhiều việc tiêu thụ năng lượng để làm mát. Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được.

BedZED (Anh), cộng đồng dân cư gồm 84 ngôi nhà nằm tại một khu vực bình dân ở phía Nam London Phía Nam thành phố London, Anh. Ðây là khu dân cư hoàn toàn “xanh”. Các ngôi nhà trong khu dân cư này có kiến trúc khá hiện đại, ngay cả một căn hộ khiêm tốn nhất cũng có vườn riêng. Cửa sổ sử dụng loại kính 3 lớp và những bức tường dày nửa mét luôn giữ nhiệt độ trong nhà ôn hòa quanh năm. Một hệ thống thông gió đưa không khí trong lành vào trong mỗi nhà và giữ lại hơi nóng của không khí đi ra ngoài. Các nhà kính trồng cây hướng về phía Nam để giữ lại ánh sáng và hơi nóng của mặt trời. Ngoài ra, còn có các tấm kính năng lượng mặt trời. Dĩ nhiên, cư dân ở đó rất thích cuộc sống “xanh” như thế
Nước Mỹ cũng không đứng ngoài xu hướng này. Thông qua chương trình Energy Star của mình, Washington đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về năng lượng trên mọi lĩnh vực, từ xây dựng nhà đến thiết bị điện hay gia dụng. Bà Jennifer Thorne-Amann của ACEEE, tổ chức ủng hộ một nền kinh tế sử dụng năng lượng hiệu quả tại Mỹ, nhận định rằng chương trình Energy Star đang chuyển đổi thị trường để các công nghệ về sử dụng năng lượng hiệu quả trở thành tiêu chuẩn và mang lại lợi nhuận cho các công ty. Bên cạnh đó, các cộng đồng “không tiêu thụ năng lượng” cũng mọc lên tại một số thành phố của Mỹ, như Elk Grove thuộc bang California hay Loudoun County thuộc bang Virginia.


Phỏp, Patrick Blanc - Ki?n trỳc sư ngư?i Phỏp này ?ó ?ưa ra m?t ý tư?ng m?i: Phủ xanh cho các bức tường. Chẳng hạn tường do xếp chồng các chậu hoa đục lỗ ở bên, là cửa ra của dây leo rũ. Hoặc “tường lỗ”, là một tấm lưới để treo các giỏ kim loại chứa đầy những chất nền thực vật, mọc ra đủ loại cây. Tường xanh trở thành một kiểu trang trí hợp thời: Sinh thái, đẹp và không quá đắt. Các nhà ga, vườn bách thú, cả bãi đậu xe ngầm cũng bắt đầu được phủ cây, không chỉ là cây leo, như dây thường xuân. Kiểu trồng chỉ cần một không gian đất rất nhỏ này đã thu hút các nhà thiết kế đô thị muốn tìm một cách phát triển bền vững. Hơn nữa, tường thực vật cũng có tính cách nhiệt và cách âm, khử ô nhiễm.
Người Anh còn có những nghiên cứu cho ngôi nhà trong tương lai, khi mà điều kiện môi trường trên trái đất trở nên khắc nghiệt hơn. Kiến trúc xanh chính là phương án được lựa chọn. Họ cho rằng: Trong trong tương lai vỏ bọc của con người, sẽ phải thay đổi để thích nghi. Bạn sẽ sống trong những vỏ bọc bó buộc, khái niệm căn nhà như hiện nay sẽ mất dần đi. Khi Nước sạch trở nên khan hiếm, căn nhà tương lai cũng cần phải điều chỉnh thích hợp để có nhiều chỗ chứa nước mưa, một hệ thống thoát nước thải và nước tái chế. Nước tái chế sẽ là nguồn nước chủ yếu cho con người. Những hình thức vườn trên mái sẽ trở nên phổ biến. Toàn bộ mái nhà được bao phủ bởi những cây rau xanh giúp cho căn nhà chống lại cái nóng mùa hè. Những mái nhà trong tương lai sẽ được tạo độ dốc ngược lại với hiện nay để thu được nhiều nước hơn.




Nguồn năng lượng trong tương lai trở nên khan hiếm nên năng lượng thực vật, năng lượng sạch như hệ thống tubin gió, tấm năng lượng mặt trời... sẽ là chủ đạo. Không còn cảnh xếp hàng nối đuôi nhau trước trạm xăng để đổ xăng xe mà những chiếc xe trong tương lai sẽ dùng nguồn năng lượng điện, được nạp ngay tại nhà của bạn.


Kiến trúc xanh trên sa mạc thì sao? Khi kiến trúc sư Isaac Meir - Trưởng Ban Con người ở Sa mạc thuộc Viện Nghiên cứu Sa mạc Jacob Blaustein của Ðại học Ben Gurion (Israel) - dự định xây một ngôi nhà, anh luôn cân nhắc đến những yếu tố dường như trái với thông lệ: hướng gió, sự khô cằn, nhiệt độ trung bình, sự tỏa nhiệt hay nguyên vật liệu xây dựng có thể giúp tăng cường độ mát trong mùa hè và giữ ấm trong mùa đông... Mục tiêu của Meri là thiết kế những ngôi nhà trên sa mạc nhằm giảm thiểu tác động khô hạn trong khi vẫn duy trì sự thân thiện với môi trường các quốc gia trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng để xây dựng “tòa nhà xanh” là một điều bắt buộc. Họ có các chế tài xử phạt ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng rất chặt chẽ.

Ở Trung Quốc có khoảng 50% ô nhiễm là từ các toà nhà. Hiện các nhà chức trách ở các thành phố lớn nước này đang dần xúc tiến việc phát triển tốt cho môi trường bằng việc loại các dự án không thỏa mãn các tiêu chuẩn sạch và hỗ trợ tài chính cho các công nghệ mới thân thiện môi trường.

KTS Trần Minh Hưng
Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam 07/08