Ý tưởng mới về XÂY DỰNG KHÔNG GIAN NỘI THẤT theo xu hường “giải tỏa kết cấu”:
Nội dung ý tưởng:
Tổ chức không gian chung (kiến trúc) đến không gian riêng (nội thất) theo một khái niệm mới trong phương pháp tạo hình: THỐNG NHẤT và ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU.
Tạo trạng thái CHUYỂN ĐỘNG hoặc KHÔNG ỔN ĐỊNH cho không gian nhằm gây cảm giác thú vị, đem lại nhiều cảm xúc.
- Xử lý hình khối không gian: tạo hình mạnh, hình thù khối linh động, uyển chuyển.. => khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng
- Xử lý “tường vách” phân chia không gian: sử dụng vật liệu mới hiện đại (thép, khung nhôm, kính cường lực,..) vật liệu 3D tạo hình tốt.. tạo sự linh hoạt “mềm dẻo”, cũng như gây ấn tượng mạnh bằng cảm giác nội thất đang bị xáo trộn, kéo đẩy xô lệch một cách cố ý => biến những thứ quen thuộc bấy lâu thành lạ lẫm, khó đoán, khó xác định.
Công trình của KTS Zaha Hadid
- Xử lý ánh sáng: ánh sáng điểm, chiếu sáng khu vực, tạo những nhấn nhá khác biệt..
Các vật dụng nội thất cũng chính là thành phần KHÔNG THỂ TÁCH RỜI không gian nội thất nơi nó được đặt để (có thể được gắn kết cố định vào không gian hoặc đứng rời, nhưng khi đứng rời thì cũng “giống như thể” một bộ phận hòa hợp với không gian một cách hoàn chỉnh nhất)
Sử dụng vật liệu mới với công nghệ hiện đại của tương lai như: resin (vật liệu nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh tổng hợp), chất dẻo, nhôm uốn, sợi thủy tinh, kính tổng hợp uốn cong được, kính phát sáng, tấm gỗ mỏng uốn cong linh động.. thậm chí những vật liệu nano với công nghệ làm sạch khuẩn..vv..
Những cơ sở khoa học giúp cho việc hình thành ý tưởng
Xu hướng “Giải toả kết cấu” (Deconstruction) trong kiến trúc:
VÀI NÉT VỀ XU HƯỚNG GIẢI TỎA KẾT CẤU:
Vào cuối những năm 1980, khi người ta cho rằng chủ nghĩa Hậu Hiện đại đã lùi bước, thì một xu hướng kiến trúc mới nổi lên với cái biệt danh đầy ấn tượng là “Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu” (dịch từ thuật ngữ Deconstructionism trong tiếng Anh).
Bắt đầu từ cuộc triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật Hiện đại New York năm 1988, dưới sự bảo trợ của kiến trúc sư Philip Johnson, lần đầu tiên người ta đã xác nhận sự hiện diện của hình thức kiến trúc này với tên gọi chính thức là “Kiến trúc giải tỏa kết cấu chủ nghĩa”. Cuộc triển lãm này giới thiệu sáu kiến trúc sư và một nhà xây dựng, gồm: Bernard Tschumi, Frank O’Gehry, Peter Eisenman, Rem Koolhaas, Zaha Hadid, và nhà xây dựng Coop Himmelblau.
Kiến trúc giải tỏa kết cấu, thông qua sự rối ren của hình học để ‘bổ sung” cho kiến trúc Hiện đại như là một quá trình tự tìm kiếm bản thân của nó. Thuật ngữ này đã thu hút được sự chú ý nhiều người và là chủ đề được thảo luận rộng rãi rằng Giải tỏa kết cấu có phải là một chủ nghĩa trong kiến trúc hay không, có phải đã có một hình thức kiến trúc mới xuất hiện hay không, hay đó chỉ là một mong muốn tái thẩm định lại các giá trị của kiến trúc Hiện đại. Giải thích khái niệm này, người ta nhận thấy nổi bật hai xu hướng sau:
Xu hướng thứ nhất cho rằng Kiến trúc “Giải tỏa kết cấu” không phải là một phong trào, không phải là một tín điều, mà chỉ là mong muốn tái thẩm định những giá trị của kiến trúc Hiện đại (theo Jenifer Taylor). Ngay trên lối vào triển lãm ở New York năm 1988 đã ghi rõ “tuyên ngôn” của phong trào này về kiến trúc như sau: “Hình thức thuần túy đã bị ô nhiễm, đang biến kiến trúc thành một tác nhân bất ổn định, bất hòa và xung đột”.
Theo tinh thần đó, nhà sử học kiến trúc Jenifer Taylor cho rằng Deconstruction chỉ là một phương pháp phân tích và xem xét lại vấn đề, các ý đồ trong quá khứ và tìm cách giải thích lại theo một lối khác. Ví dụ: trong khi kiến trúc Hiện đại khẳng định hình khối phải đi theo chức năng, còn Deconstruction thì cho rằng không nhất thiết phải như vậy. Những người ủng hộ quan điểm của phái DECONSTRUCTION chỉ đơn thuần thăm dò những lối đi mới cho các vấn đề cũ hoặc để “tái thẩm định” các giá trị (cũ) của chúng, vì vậy mà DECONSTRUCTION ko phải là một phong cách kiến trúc, lại càng ko liên quan gì tới niệm construction xưa kia của nhóm Kết cấu chủ nghĩa (Constructivism) ở Nga trong những năm 1920. DECONSTRUCTION thực chất là tư tưởng chứa đựng những ý niệm lạc quan, tích cực, hướng đến cái mới từ những các cũ bị lãng quên. Những mục tiêu của DECONSTRUCTION theo xu hướng này gồm:
- DECONSTRUCTION là một bộ phận của tư tưởng Hậu Hiện đại, giúp xem xét lại những cái đã qua để từ đó tìm đường hướng mới,
- DECONSTRUCTION ko nhằm phá hủy các truyền thống cũ, mà xem xét nó để áp dụng trong tương lai, nó chỉ là phương tiện giúp cho việc giải thích thế giới mới
- DECONSTRUCTION mong muốn tìm lại những cái trước kia đã bị che đậy, giấu đi, bị đàn áp,.. để tìm lại những mảnh nhỏ còn sót lại của quá khứ và tìm ra những cách giải thích khác.
Theo cách lý giải trên có thể xếp các sáng tác của các kiến trúc sư thuộc nhóm SITE ở Mỹ và kiến trúc sư Bernard Tschumi (người Thụy Sỹ) làm đại diện cho nhánh thứ nhất của xu hướng “DECONSTRUCTION”. Sáng tác của các kiến trúc sư thuộc nhóm SITE mang màu sắc của chủ nghĩa hoài nghi khi đề xướng triết học về cái dở dang hay sự đảo ngược trong kiến trúc. Còn kiến trúc sư Bernard Tschumi thì cho rằng thế giới đang bùng nổ, tan vỡ ra nhiều mảnh, do đó phải lập lại trật tự cho nó. Trong đồ án Công viên La Villette, Ông đã đề xuất giải pháp sử dụng một hệ thống cấu trúc dựa trên một mạng lưới ô vuông để định vị toàn bộ cấu trúc của nó với ý tưởng rằng điều đó lập lại tính trật tự của kiến trúc.
· Xu thế thứ hai lại cho rằng đây là một phong cách kiến trúc mới. Vì các kiến trúc sư này đi tìm một thứ ngôn ngữ gây ấn tượng mạnh mà không cần chú ý đến yêu cầu chức năng, thậm chí còn chống lại và từ bỏ các chuẩn mực trong xây dựng và trang trí. Đó cũng là nét tương đồng trong quan niệm triết học của hai xu hướng Hậu Hiện đại và DECONSTRUCTION. Tuy vậy, sự khác biệt giữa họ thể hiện rõ hơn trong khẩu hiệu do kiến trúc sư Bernard Tschumi đưa ra:” hình thức sinh ra từ trí tưởng tượng”, nhằm khẳng định giá trị của DECONSTRUCTION và tuyên chiến với kiến trúc Hậu Hiện đại – là xu hướng không “tưởng tượng” ra kiến trúc mà chỉ chú trọng khai thác những chủ đề sẵn có từ lịch sử. Chính từ DECONSTRUCTION đã sản sinh ra khái niệm về sự “hoàn hảo bị xáo trộn” giống như một trò chơi với những hình khối hình hộp được lắp ráp tỉ mỉ nhưng lại gây ra cảm giác rằng có thể làm cho nó sụp đổ hoặc chuyển động. Hình ảnh chung mà các kiến trúc sư theo đuổi xu hướng DECONSTRUCTION tạo ra là những hình khối kiến trúc mỏng manh được sắp đặt bên cạnh những khối to lớn quá khổ và quái dị, nhằm tạo nên một trạng thái không ổn định, dễ sụp đổ.
Với ý tưởng cho rằng DECONSTRUCTION là những cấu trúc không chặt chẽ, nên sự bền vững không thuộc về bản thể của nó, và như thế có thể hiểu đó là một thứ kiến trúc với những hình thể “phi kết cấu”. Điều này thoạt nghe thì có vẻ như trái ngược lại với nguyên tắc mà K. Tange từng nói về kiến trúc: “Công năng – kết cấu – biểu tượng”. Mark Wigley, một cộng tác viên của nhóm đã giải thích như sau: “ Kiến trúc cổ điển như một trường phái bảo thủ đã sản sinh ra hình thức thuần túy, trái lại kiến trúc giải tỏa kết cấu cho rằng giấc mộng đạt tới hình thức thuần túy là rối loạn và trở thành một cơn ác mộng”. Ông tiếp tục giải thích:” Dạng thức đang tự bóp méo chính nó, tuy nhiên sự bóp méo bên trong này không phá hủy dạng thức. Trong một cách thức lạ lùng, hình thức được lưu giữ nguyên vẹn. Đây là kiến trúc của sự rối loạn, lộn xộn, chệch hướng, sự méo mó chứ không phải là kiến trúc của sự phá vỡ, sự mục nát, sự phân ly và sự tan rã. Nó đổi chỗ, định vị lại cấu trúc chứ không phải là phá hủy cấu trúc”. Mark Wigley cũng cho rằng bằng cáh làm không ổn định cấu trúc này, thì sẽ khiến cho kiến trúc mạnh mẽ hơn và tồn tại lâu hơn, bởi ông cho rằng người ta không thể bỏ đi những cấu trúc lộn xộn, không rõ ràng này được, vì nó là những thành phần của một thực thể “cộng sinh” thống nhất.
Nếu xem kiến trúc theo xu hướng giải tỏa kết cấu là một trào lưu kiến trúc mới, được hình thành từ sự khước từ mọi hình thức truyền thống của kiến trúc Hiện đại (là trào lưu có ít nhiều liên hệ với chủ nghĩa kết cấu Nga trước đó), thì phải chăng cũng nên xem nó là sự khởi đầu của một phong cách kiến trúc mới như Zaha Hadid khẳng định, hay đó chỉ là “một quá trình tự tìm kiếm bản thân một cách lúng túng của chủ nghĩa Hiện đại”. Theo như một quan điểm khác thì Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu ở phương Tây hiện nay có thể xem là một tư trào kiến trúc thể hiện khá trọn vẹn các đặc tính của một thứ Chủ nghĩa cơ khí phản hấp dẫn nào đó. Điều này có thể còn chưa được phân định rõ ràng, nhưng dù sao quan điểm của họ cũng có nhiều điều đáng chú ý. Đó là cách nhìn về kiến trúc mềm dẻo hơn, xem nó là một hiện tượng có thể thay đổi được chứ không “nhất thành bất biến” như những giáo điều mà các kiến trúc sư Hiện đại chủ nghĩa trước đó từng quan niệm.
Tới đây thì vấn đề được đặt ra là: “giải tỏa kết cấu” có thực sự là một hướng đi mới cho kiến trúc, khác hẳn với các trào lưu trước đó, vốn đang cố đi tìm một hình thức ổn định cho nó, mà theo các nhà “giải toả kết cấu” thì việc tìm tới một hình thức thuần túy chỉ hoàn toàn là “một cơn ác mộng”. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định thì “kiến trúc giải tỏa kết cấu” có những biểu hiện của một sự “quá đà” trong tạo hình kiến trúc, DECONSTRUCTION để lại đằng sau nó một sự rối loạn, bất định hướng thay cho những nguyên tắc nghiêm ngặt, cứng nhắc của kiến trúc Hiện đại. Như lời tự phê bình một cách trào phúng của kiến trúc sư Guenter Behnish về công trình “Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời Stuttgart” (Hysolar Stuttgart – 1987) của Ông thì đó là “một tội lỗi muộn màng của thời trai trẻ”
Tóm lại, xu hướng “Giải tỏa kết cấu” vận dụng mọi phương tiện nhằm làm đảo lộn mọi nhận thức bình thường hơn là cách đặt vấn đề và là sống lại nghệ thuật kiến trúc.
Nội dung ý tưởng:
Tổ chức không gian chung (kiến trúc) đến không gian riêng (nội thất) theo một khái niệm mới trong phương pháp tạo hình: THỐNG NHẤT và ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU.
Tạo trạng thái CHUYỂN ĐỘNG hoặc KHÔNG ỔN ĐỊNH cho không gian nhằm gây cảm giác thú vị, đem lại nhiều cảm xúc.
- Xử lý hình khối không gian: tạo hình mạnh, hình thù khối linh động, uyển chuyển.. => khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng
- Xử lý “tường vách” phân chia không gian: sử dụng vật liệu mới hiện đại (thép, khung nhôm, kính cường lực,..) vật liệu 3D tạo hình tốt.. tạo sự linh hoạt “mềm dẻo”, cũng như gây ấn tượng mạnh bằng cảm giác nội thất đang bị xáo trộn, kéo đẩy xô lệch một cách cố ý => biến những thứ quen thuộc bấy lâu thành lạ lẫm, khó đoán, khó xác định.
Công trình của KTS Zaha Hadid
- Xử lý ánh sáng: ánh sáng điểm, chiếu sáng khu vực, tạo những nhấn nhá khác biệt..
Các vật dụng nội thất cũng chính là thành phần KHÔNG THỂ TÁCH RỜI không gian nội thất nơi nó được đặt để (có thể được gắn kết cố định vào không gian hoặc đứng rời, nhưng khi đứng rời thì cũng “giống như thể” một bộ phận hòa hợp với không gian một cách hoàn chỉnh nhất)
Sử dụng vật liệu mới với công nghệ hiện đại của tương lai như: resin (vật liệu nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh tổng hợp), chất dẻo, nhôm uốn, sợi thủy tinh, kính tổng hợp uốn cong được, kính phát sáng, tấm gỗ mỏng uốn cong linh động.. thậm chí những vật liệu nano với công nghệ làm sạch khuẩn..vv..
Những cơ sở khoa học giúp cho việc hình thành ý tưởng
Xu hướng “Giải toả kết cấu” (Deconstruction) trong kiến trúc:
VÀI NÉT VỀ XU HƯỚNG GIẢI TỎA KẾT CẤU:
Vào cuối những năm 1980, khi người ta cho rằng chủ nghĩa Hậu Hiện đại đã lùi bước, thì một xu hướng kiến trúc mới nổi lên với cái biệt danh đầy ấn tượng là “Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu” (dịch từ thuật ngữ Deconstructionism trong tiếng Anh).
Bắt đầu từ cuộc triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật Hiện đại New York năm 1988, dưới sự bảo trợ của kiến trúc sư Philip Johnson, lần đầu tiên người ta đã xác nhận sự hiện diện của hình thức kiến trúc này với tên gọi chính thức là “Kiến trúc giải tỏa kết cấu chủ nghĩa”. Cuộc triển lãm này giới thiệu sáu kiến trúc sư và một nhà xây dựng, gồm: Bernard Tschumi, Frank O’Gehry, Peter Eisenman, Rem Koolhaas, Zaha Hadid, và nhà xây dựng Coop Himmelblau.
Kiến trúc giải tỏa kết cấu, thông qua sự rối ren của hình học để ‘bổ sung” cho kiến trúc Hiện đại như là một quá trình tự tìm kiếm bản thân của nó. Thuật ngữ này đã thu hút được sự chú ý nhiều người và là chủ đề được thảo luận rộng rãi rằng Giải tỏa kết cấu có phải là một chủ nghĩa trong kiến trúc hay không, có phải đã có một hình thức kiến trúc mới xuất hiện hay không, hay đó chỉ là một mong muốn tái thẩm định lại các giá trị của kiến trúc Hiện đại. Giải thích khái niệm này, người ta nhận thấy nổi bật hai xu hướng sau:
Xu hướng thứ nhất cho rằng Kiến trúc “Giải tỏa kết cấu” không phải là một phong trào, không phải là một tín điều, mà chỉ là mong muốn tái thẩm định những giá trị của kiến trúc Hiện đại (theo Jenifer Taylor). Ngay trên lối vào triển lãm ở New York năm 1988 đã ghi rõ “tuyên ngôn” của phong trào này về kiến trúc như sau: “Hình thức thuần túy đã bị ô nhiễm, đang biến kiến trúc thành một tác nhân bất ổn định, bất hòa và xung đột”.
Theo tinh thần đó, nhà sử học kiến trúc Jenifer Taylor cho rằng Deconstruction chỉ là một phương pháp phân tích và xem xét lại vấn đề, các ý đồ trong quá khứ và tìm cách giải thích lại theo một lối khác. Ví dụ: trong khi kiến trúc Hiện đại khẳng định hình khối phải đi theo chức năng, còn Deconstruction thì cho rằng không nhất thiết phải như vậy. Những người ủng hộ quan điểm của phái DECONSTRUCTION chỉ đơn thuần thăm dò những lối đi mới cho các vấn đề cũ hoặc để “tái thẩm định” các giá trị (cũ) của chúng, vì vậy mà DECONSTRUCTION ko phải là một phong cách kiến trúc, lại càng ko liên quan gì tới niệm construction xưa kia của nhóm Kết cấu chủ nghĩa (Constructivism) ở Nga trong những năm 1920. DECONSTRUCTION thực chất là tư tưởng chứa đựng những ý niệm lạc quan, tích cực, hướng đến cái mới từ những các cũ bị lãng quên. Những mục tiêu của DECONSTRUCTION theo xu hướng này gồm:
- DECONSTRUCTION là một bộ phận của tư tưởng Hậu Hiện đại, giúp xem xét lại những cái đã qua để từ đó tìm đường hướng mới,
- DECONSTRUCTION ko nhằm phá hủy các truyền thống cũ, mà xem xét nó để áp dụng trong tương lai, nó chỉ là phương tiện giúp cho việc giải thích thế giới mới
- DECONSTRUCTION mong muốn tìm lại những cái trước kia đã bị che đậy, giấu đi, bị đàn áp,.. để tìm lại những mảnh nhỏ còn sót lại của quá khứ và tìm ra những cách giải thích khác.
Theo cách lý giải trên có thể xếp các sáng tác của các kiến trúc sư thuộc nhóm SITE ở Mỹ và kiến trúc sư Bernard Tschumi (người Thụy Sỹ) làm đại diện cho nhánh thứ nhất của xu hướng “DECONSTRUCTION”. Sáng tác của các kiến trúc sư thuộc nhóm SITE mang màu sắc của chủ nghĩa hoài nghi khi đề xướng triết học về cái dở dang hay sự đảo ngược trong kiến trúc. Còn kiến trúc sư Bernard Tschumi thì cho rằng thế giới đang bùng nổ, tan vỡ ra nhiều mảnh, do đó phải lập lại trật tự cho nó. Trong đồ án Công viên La Villette, Ông đã đề xuất giải pháp sử dụng một hệ thống cấu trúc dựa trên một mạng lưới ô vuông để định vị toàn bộ cấu trúc của nó với ý tưởng rằng điều đó lập lại tính trật tự của kiến trúc.
· Xu thế thứ hai lại cho rằng đây là một phong cách kiến trúc mới. Vì các kiến trúc sư này đi tìm một thứ ngôn ngữ gây ấn tượng mạnh mà không cần chú ý đến yêu cầu chức năng, thậm chí còn chống lại và từ bỏ các chuẩn mực trong xây dựng và trang trí. Đó cũng là nét tương đồng trong quan niệm triết học của hai xu hướng Hậu Hiện đại và DECONSTRUCTION. Tuy vậy, sự khác biệt giữa họ thể hiện rõ hơn trong khẩu hiệu do kiến trúc sư Bernard Tschumi đưa ra:” hình thức sinh ra từ trí tưởng tượng”, nhằm khẳng định giá trị của DECONSTRUCTION và tuyên chiến với kiến trúc Hậu Hiện đại – là xu hướng không “tưởng tượng” ra kiến trúc mà chỉ chú trọng khai thác những chủ đề sẵn có từ lịch sử. Chính từ DECONSTRUCTION đã sản sinh ra khái niệm về sự “hoàn hảo bị xáo trộn” giống như một trò chơi với những hình khối hình hộp được lắp ráp tỉ mỉ nhưng lại gây ra cảm giác rằng có thể làm cho nó sụp đổ hoặc chuyển động. Hình ảnh chung mà các kiến trúc sư theo đuổi xu hướng DECONSTRUCTION tạo ra là những hình khối kiến trúc mỏng manh được sắp đặt bên cạnh những khối to lớn quá khổ và quái dị, nhằm tạo nên một trạng thái không ổn định, dễ sụp đổ.
Với ý tưởng cho rằng DECONSTRUCTION là những cấu trúc không chặt chẽ, nên sự bền vững không thuộc về bản thể của nó, và như thế có thể hiểu đó là một thứ kiến trúc với những hình thể “phi kết cấu”. Điều này thoạt nghe thì có vẻ như trái ngược lại với nguyên tắc mà K. Tange từng nói về kiến trúc: “Công năng – kết cấu – biểu tượng”. Mark Wigley, một cộng tác viên của nhóm đã giải thích như sau: “ Kiến trúc cổ điển như một trường phái bảo thủ đã sản sinh ra hình thức thuần túy, trái lại kiến trúc giải tỏa kết cấu cho rằng giấc mộng đạt tới hình thức thuần túy là rối loạn và trở thành một cơn ác mộng”. Ông tiếp tục giải thích:” Dạng thức đang tự bóp méo chính nó, tuy nhiên sự bóp méo bên trong này không phá hủy dạng thức. Trong một cách thức lạ lùng, hình thức được lưu giữ nguyên vẹn. Đây là kiến trúc của sự rối loạn, lộn xộn, chệch hướng, sự méo mó chứ không phải là kiến trúc của sự phá vỡ, sự mục nát, sự phân ly và sự tan rã. Nó đổi chỗ, định vị lại cấu trúc chứ không phải là phá hủy cấu trúc”. Mark Wigley cũng cho rằng bằng cáh làm không ổn định cấu trúc này, thì sẽ khiến cho kiến trúc mạnh mẽ hơn và tồn tại lâu hơn, bởi ông cho rằng người ta không thể bỏ đi những cấu trúc lộn xộn, không rõ ràng này được, vì nó là những thành phần của một thực thể “cộng sinh” thống nhất.
Nếu xem kiến trúc theo xu hướng giải tỏa kết cấu là một trào lưu kiến trúc mới, được hình thành từ sự khước từ mọi hình thức truyền thống của kiến trúc Hiện đại (là trào lưu có ít nhiều liên hệ với chủ nghĩa kết cấu Nga trước đó), thì phải chăng cũng nên xem nó là sự khởi đầu của một phong cách kiến trúc mới như Zaha Hadid khẳng định, hay đó chỉ là “một quá trình tự tìm kiếm bản thân một cách lúng túng của chủ nghĩa Hiện đại”. Theo như một quan điểm khác thì Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu ở phương Tây hiện nay có thể xem là một tư trào kiến trúc thể hiện khá trọn vẹn các đặc tính của một thứ Chủ nghĩa cơ khí phản hấp dẫn nào đó. Điều này có thể còn chưa được phân định rõ ràng, nhưng dù sao quan điểm của họ cũng có nhiều điều đáng chú ý. Đó là cách nhìn về kiến trúc mềm dẻo hơn, xem nó là một hiện tượng có thể thay đổi được chứ không “nhất thành bất biến” như những giáo điều mà các kiến trúc sư Hiện đại chủ nghĩa trước đó từng quan niệm.
Tới đây thì vấn đề được đặt ra là: “giải tỏa kết cấu” có thực sự là một hướng đi mới cho kiến trúc, khác hẳn với các trào lưu trước đó, vốn đang cố đi tìm một hình thức ổn định cho nó, mà theo các nhà “giải toả kết cấu” thì việc tìm tới một hình thức thuần túy chỉ hoàn toàn là “một cơn ác mộng”. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định thì “kiến trúc giải tỏa kết cấu” có những biểu hiện của một sự “quá đà” trong tạo hình kiến trúc, DECONSTRUCTION để lại đằng sau nó một sự rối loạn, bất định hướng thay cho những nguyên tắc nghiêm ngặt, cứng nhắc của kiến trúc Hiện đại. Như lời tự phê bình một cách trào phúng của kiến trúc sư Guenter Behnish về công trình “Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời Stuttgart” (Hysolar Stuttgart – 1987) của Ông thì đó là “một tội lỗi muộn màng của thời trai trẻ”
Tóm lại, xu hướng “Giải tỏa kết cấu” vận dụng mọi phương tiện nhằm làm đảo lộn mọi nhận thức bình thường hơn là cách đặt vấn đề và là sống lại nghệ thuật kiến trúc.